Trong bất kỳ một thiết kế căn hộ nào thì từng khu vực sẽ có công năng riêng biệt như đúng tên gọi của chúng. Bốn khu vực trọng yếu mà hầu hết căn hộ nào cũng có phải kể đến là phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Khi xã hội ngày một phát triển thì nhà vệ sinh không chỉ đơn thuần là nơi dùng để giải quyết nhu cầu cá nhân nữa mà nó còn là nơi thư giãn, xóa tan mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng, bộn bề ngoài cuộc sống. Vậy nên, thiết kế nhà vệ sinh như thế nào là hợp lý, đúng tiêu chuẩn là vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm. Thấu hiểu được điều đó,Hà Long Việt xin chia sẻ cách phân loại và các thông số để bạn có hiểu hơn về một kích thước nhà tắm hợp lý và đúng chuẩn. #nhatam
Vai trò của việc thiết kế nhà vệ sinh theo kích thước tiêu chuẩn trong thiết kế nội thất căn hộ
Hiện nay, trong các thiết kế nội thất chung cư rất nhiều gia chủ đã lựa chọn tích hợp hai khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh chung một không gian để tối ưu hóa diện tích căn hộ. Ngoài ra, nhiều gia chủ cũng ưa chuộng việc đặt khu vực nhà vệ sinh bên trong không gian phòng ngủ để thuận tiện cho việc di chuyển và sinh hoạt.
Trong bất kỳ một thiết kế căn hộ nào đều không thể thiếu đi khu vực nhà vệ sinh, do đó thiết kế nhà vệ sinh theo đúng kích thước tiêu chuẩn sẽ giúp tổng thể căn hộ trở nên hài hòa, hợp lý và đảm bảo về tính thẩm mỹ cho không gian căn hộ.
Về công năng
Khu vực phòng tắm tích hợp nhà vệ sinh không chỉ đóng vai trò là nơi giải quyết các nhu cầu cá nhân hay giặt giũ mà nó còn là nơi giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình có thể thư giãn và giải tỏa những áp lực sau những giờ lao động mệt mỏi dưới làn nước mát. Vậy nên, thiết kế khu vực này theo đúng kích thước phòng tắm tiêu chuẩn sẽ giúp các thành viên cảm thấy dễ chịu, thoải mái từ đó giải tỏa căng thẳng, lấy lại năng lượng.
Về yếu tố phong thủy
Theo quan niệm của ông cha ta, nhà vệ sinh nói chung hay phòng tắm nói riêng đều là những khu vực ẩm ướt và chứa nhiều tạo khí nhất trong tổng thể căn hộ, nếu không thiết kế theo đúng kích thước nhà tắm tiêu chuẩn hay đặt sai vị trí sẽ đem đến những điều xấu hay làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Phân loại các nhà vệ sinh và kích thước hợp lý cho từng loại
Thiết kế mỗi căn hộ đều có diện tích cũng như cách bố trí phòng ốc khác nhau, vậy nên tùy vào từng căn hộ sẽ có kích thước nhà tắm tiêu chuẩn, kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn khác nhau. Nhìn chung sẽ có 3 loại kích thước tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh cụ thể như sau: nhà vệ sinh có diện tích nhỏ (tối thiểu), vừa và lớn.
Đối với nhà vệ sinh có diện tích nhỏ (tối thiểu)
Với những diện tích nhỏ thì kích thước nhà vệ sinh hợp lý tối thiểu khi thiết kế phải có kích thước từ 2,5 m2 đến 3 m2. Với một diện tích nhỏ hẹp như vậy thì việc tối giản các chi tiết nội thất dư thừa bên trong không gian nhà vệ sinh là vô cùng cần thiết. Tốt nhất bạn chỉ nên bố trí bồn cầu, vòi hoa sen và bồn rửa mặt cho không gian nhà vệ sinh này. Thông thường nhà vệ sinh có diện tích nhỏ sẽ được đặt ở những vị trí như dưới cầu thang hay ở cuối căn hộ.
Đối với nhà vệ sinh có diện tích vừa
Diện tích tiêu chuẩn cho những nhà vệ sinh có kích thước vừa rơi vào tầm 4 m2 đến 6 m2. Đối với diện tích có phần thoải mái hơn như thế này, gia chủ có thể trang trí thêm không gian phòng tắm nhà mình bằng một tủ đựng đồ hoặc bồn tiểu dành cho nam giới.
Với nhà vệ sinh có diện tích vừa bạn cũng có thể thiết kế thêm khu vực phòng tắm nhỏ chung không gian với nhà vệ sinh và được tách biệt bởi vách kính cường lực trong suốt hay một bồn tắm có rèm kéo ngang để phân biệt rõ công năng của hai khu vực. Vậy kích thước nhà tắm tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Khi thiết kế tích hợp phòng tắm và nhà vệ sinh trong cùng một không gian thì kích thước phòng tắm tiêu chuẩn rơi vào khoảng 1200mm x 900mm hoặc 1000mm x 1000mm hoặc 900mm x 900mm tùy vào sở thích của từng gia chủ.
Đối với nhà vệ sinh có diện tích lớn
Diện tích từ 11 m2 đến 12 m2 và có thể lớn hơn là diện tích tiêu chuẩn cho những căn hộ thiết kế khu vực nhà vệ sinh lớn.
Khi thiết kế nhà vệ sinh có diện tích lớn, ngoài những nội thất cơ bản các gia chủ có thể biến không gian nhà vệ sinh đơn điệu thành một không gian thư giãn thực thụ với các nội thất hiện đại khác như bồn tắm, bồn xông hơi…
Như đã đề cập ở trên, hiện nay vấn đề thiết kế phòng tắm kết hợp nhà vệ sinh rất phổ biến đối với các căn hộ chung cư, trong các phần tiếp theo Decox Design xin dùng từ nhà tắm thay thế cho cụm từ phòng tắm kết hợp nhà vệ sinh.
Thông số và kích thước nhà vệ sinh hợp lý
Sau khi lựa chọn được kích thước nhà vệ sinh phù hợp diện tích căn hộ, điều quan trọng tiếp theo chính là khâu thiết kế và thi công nhà vệ sinh. Vậy một nhà vệ sinh như thế nào thì được gọi là tiêu chuẩn? Kích thước nhà vệ sinh hợp lý, tiêu chuẩn cần đáp ứng đủ các thông số sau:
Thông số | Kích thước(chiều cao x chiều rộng) |
Cửa | 1,9m x 0,68m đối với nhà vệ sinh có diện tích nhỏ 2,1m x 0,82m đối với nhà vệ sinh có diện tích vừa 2,3m x 1,02m đối với nhà vệ sinh có diện tích lớn |
Gạch ốp tường | 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm |
Gạch lát nền | 20cm x 20cm |
Chiều cao tối thiểu từ sàn đến trần | 2,2m |
Chiều cao tối thiểu từ sàn đến bồn rửa mặt | 0,82m – 0,85m |
Chiều cao của vòi sen | 0,75m – 0,8m |
Chiều cao của bát sen | 1,7m – 1,75m |
Chiều cao của móc treo quần áo | 1,65m – 1,7m |
Kích thước phòng vệ sinh hợp lý ngoài việc đáp ứng sự thuận tiện khi di chuyển cũng như phù hợp với từng diện tích nhà vệ sinh còn mang yếu tố phong thủy. Có thể nói cách khác là kích thước nhà tắm theo phong thủy.
Một nhà tắm tiêu chuẩn ngoài việc đảm bảo kích thước nhà tắm hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ thì vấn đề về công năng cũng cần được đảm bảo tối đa để đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Và thật khó chịu nếu nhà vệ sinh có mùi hôi hay chất thải không được loại bỏ hoàn toàn do bể phốt bị đầy. Vậy nên, kích thước để thiết kế bể phốt cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần nắm rõ khi thiết kế nhà vệ sinh. Sau đây, Decox Design sẽ tổng hợp kích thước bể phốt theo số người sử dụng qua bảng sau:
Số người sử dụng | 5 người | 10 người | 20 người | 50 người |
Chiều cao lớp nước | 1,2m | 1,2m | 1,4m | 1,8m |
Chiều rộng bể phốt | 0,8m | 0,8m | 1,2m | 1,8m |
Chiều dài ngăn thứ nhất | 2,1m | 2,6m | 3,1m | 4,5m |
Chiều dài ngăn thứ hai | 1m | 1m | 1m | 1,4m |
Dung tích ướt(mét khối) | 3m3 | 3m3 | 6,8m3 | 17,1m3 |
Dung tích đơn vị | 0,6m3 / người | 0,34m3 / người | 0,34m3 / người | 0,34m3 / người |
Một số lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh
Ngoài các thông số thiết kế một nhà vệ sinh chuẩn thì vấn đề về độ dốc và khả năng thoát nước cũng cần phải lưu ý. Để tránh tình trạng nước bị ngưng đọng hãy thiết kế nhà vệ sinh có độ dốc từ 1% đến 2% và chỗ thoát nước phải thấp hơn mặt sàn khoảng 10mm.
Bên trong các thiết kế nhà tắm nên bố trí thêm một cửa sổ nhỏ hoặc hệ thống quạt thông gió giúp không gian luôn thông thoáng, tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, thiết kế nhà vệ sinh ngoài yếu tố thông thoáng các gia chủ cũng cần quan tâm đến vấn đề về ánh sáng. Một nhà vệ sinh tối tăm thường gây ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng thậm chí gây ra nỗi sợ vô hình đối với con trẻ. Một cửa sổ nhỏ đem đến cho không gian tràn ngập ánh sáng là một gợi ý để loại bỏ vấn đề thiếu ánh sáng. Ngoài ra, nếu nhà vệ sinh đặt ở góc khuất không thể thiết kế cửa sổ thì bạn hãy khéo léo trang trí những chiếc đèn bên trong nhé, vừa mang lại ánh sáng cho không gian vừa tô điểm thêm cho nhà vệ sinh nhà bạn.
Do nhà vệ sinh là một khu vực ẩm ướt, và môi trường ẩm ướt này rất thích hợp cho những vi khuẩn gây bệnh phát triển, vì thế hãy luôn giữ cho không gian nhà vệ sinh của bạn luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Lưu ý khi thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh theo phong thủy
Yếu tố phong thủy từ lâu vẫn hiện diện bên trong cuộc sống của chúng ta, vậy nên chú trọng yếu tố phong thủy nhất là trong thiết kế căn hộ sẽ giúp cuộc sống của bạn tránh những bất lợi, đem đến nhiều màu sắc hơn cho cuộc sống. Và trong thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh có một số điều không nên cụ thể như sau:
- Nhà vệ sinh nằm giữa nhà
- Nhà vệ sinh ở vị trí góc cuối hành lang
- Nhà vệ sinh nằm vị trí phía trên phòng thờ
- Hướng bồn cầu trùng hướng nhà
- Thiết kế cửa nhà tắm, nhà vệ sinh đối diện bếp nấu
- Cửa phòng vệ sinh đối diện cửa phòng ngủ
#nhatam